Friday, October 19, 2018

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Cộng Trên Bàn Cờ Biển Đông Nguyễn Thứ Dân, Đặc San Lâm Viên.

Hôm thứ Năm vừa qua tờ Wall Street Journal (WSJ) đăng tin Tổng Thống Trump sẽ gặp Tổng Bí Thư Tập Cận Bình (Xi Jinping) tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11 tới đây.
Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, và Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia Larry Kudlow được cho là đang thúc đẩy cuộc họp. Theo WSJ thì các giới chức có thẩm quyền cho biết rằng ông Trump đã đặt ra một nhóm chuyên viên để lập kế hoạch cho cuộc họp thượng đỉnh với họ Tập. Một trong những người tham gia vào kế hoạch này là Christopher Nixon Cox, cháu trai của cựu Tổng thống Richard Nixon, người đã có chuyến đi đến Trung Cộng (TC) năm 1972 với kết quả là dẫn đến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Trong khi đó, nhóm lập kế hoạch ở phía TC có Liu He, đặc sứ kinh tế của họ Tập ...
Một nguồn tin thông thạo với các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ đã đã tỏ vẻ hoài nghi về thành quả của cuộc họp đã đưa ra lời nhận xét "Kế hoạch là để thực hiện được việc đưa Tổng Thống Trump vào cùng phòng họp với họ Tập, như thế cũng đủ để xem là một thành công nhỏ và tuyên bố là đã làm xong việc."
Không rõ Đại Diện Thương Mại Mỹ, Robert Lighthizer, có cùng chung suy nghĩ với Mnuchin (Bộ Trưởng Tài Chánh) và Kudlow (Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia) hay không, và phía TC rất cảnh giác với bất kỳ cuộc đàm phán nào không có đầy đủ sự hỗ trợ của người đứng đầu USTR (United States Trade Representative - Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ).
Ngay cả khi có được một thỏa thuận để giảm thiểu một số căng thẳng ngắn hạn, các vấn đề an ninh và chiến lược rộng lớn vẫn còn. Bài phát biểu của Phó Tổng Thống Mike Pence tuần trước đã cho thấy rõ ràng có nhiều vấn đề rắc rối hơn chứ không phải là chỉ mối quan hệ về giao dịch giữa hai quốc gia.
Vài tháng qua chính phủ của ông Trump đã cho TC biết rõ rằng quan điểm căn bản của Hoa Kỳ đối với TC đã thay đổi và vì vậy bất kỳ thỏa thuận thương mại nào cũng sẽ chỉ là một hành động trì hoãn có lợi để cho TC có thời gian chuẩn bị đối phó với những khó khăn hơn nhiều về quan hệ lâu dài với Hoa Kỳ.
Trong khi đó cái loa tuyên truyền của nhà nước TC, Tân Hoa Xã (Xinghua), đã cho đăng ít nhất là 8 bài trả lời tấn công bài phát biểu của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence trong tuần lễ vừa qua. Văn Phòng Lý Thuyết của Bộ Tuyên Truyền Trung Ương (The Central Propaganda Department’s Theory Bureau) cũng đã đăng hai bài phản biện lời bình luận của Phó Tổng Thống Pence trên tờ Nhân Dân Nhật Báo (People's Daily) tuần này. Có những lo ngại rằng áp lực của Hoa Kỳ sẽ dẫn đến chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo thủ đang gia tăng ở TC. Nếu điều này xảy ra thì có thể sẽ đưa đến "Chiến Tranh Lạnh Thứ Ba" hoặc, tai hại hơn, chiến tranh vũ trang giữa TC và Hoa Kỳ.
Một việc vừa xảy ra được giới bình luận xem không những là rất lớn mà là chưa từng xảy ra, đó là việc một nhân viên của Bộ An Ninh Quốc Gia TC bị dẫn độ từ Bỉ về Hoa Kỳ vì tội gián điệp kinh tế.
Yanjun Xu, hay còn gọi là Qu Hui, hoặc Zhang Hui, đã bị bắt và bị buộc tội âm mưu và cố gắng thực hiện các hoạt động gián điệp kinh tế và ăn cắp bí mật thương mại từ nhiều công ty hàng không và không gian của Mỹ.
Yanjun Xu là Phó Giám Đốc một bộ phận của Cục An Ninh Quốc Gia Giang Tô của MSS, Cục thứ sáu. MSS là cơ quan tình báo và an ninh của TC có trách nhiệm về phản tình báo, tình báo nước ngoài và an ninh chính trị. MSS có quyền hạn rộng lớn ở TC để thực hiện hoạt động gián điệp cả trong và ngoài nước.
TC chắc sẽ có phản ứng về việc này bằng cách bắt một nhân viên tương đương của Hoa Kỳ đang ở trên Hoa Lục và buộc tội gián điệp để trả đũa. Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại và việc TC hô hào tự lực có thể dẫn đến sự gia tăng gián điệp kinh tế liên quan đến mạng lưới Internet.
Nhật Bản vẫn đang tìm hậu thuẫn của dân chúng và các đảng phái chính trị trong nước ủng hộ việc thay đổi Hiến Pháp Hòa Bình để tái lập quân đội, chuyển từ tự vệ qua phản công hoặc tấn công một cách hữu hiệu trước sự đe dọa của TC và Bắc Hàn.
Ngày 14 tháng Mười vừa qua, Nhật Bản đã thực hiện một cuộc duyệt binh với sự tham dự của 4 ngàn binh sĩ, hàng chục chiến xa và phản lực cơ chiến đấu gồm cả phản lực cơ tàng hình F-35 tối tân nhất. Chủ tọa buổi lễ, Thủ Tướng Shinzo Abe đã quảng bá mối quan hệ quốc phòng của Nhật mở rộng đến tận châu Âu: "Các anh đang làm việc về các hoạt động cảnh báo và giám sát, hợp tác với các quốc gia đồng minh, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, New Zealand."
Qua những hoạt động quân sự của Nhật Bản trên Thái Bình Dương, những nhà phân tích cho rằng chủ đích của Nhật Bản là gửi một thông điệp rõ ràng đến TC.
Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng cao cấp của RAND Corp. nói: "TC đang chiếm ưu thế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mang lại những bất lợi to lớn cho Nhật Bản. Chính quyền Nhật Bản đang xây dựng một quân đội có khả năng ngăn chặn các hành động xâm lăng của TC và giúp các quốc gia trong khu vực cân bằng chính trị và quân sự chống lại quyền lực của TC."
Nhật Bản đã có những cuộc tập trận với Hoa Kỳ, Anh, Úc, Ấn, Phi và trong tương lai có thể sẽ tuần thám Biển Đông cùng với Hải Quân Úc. Hồi đầu tháng Mười, lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai, tàu đổ bộ của Nhật đã hoạt động ở ngoại quốc khi tập trận chung với quân đội Hoa Kỳ và Phi Luật Tân ở đảo Luzon thuộc Biển Đông.
Việc Nhật Bản cân bằng lực lượng với TC xem ra là một việc khó khăn bởi cách biệt về địa dư, tài nguyên và nhân lực. Thành ngữ Hoa Kỳ có câu "Đừng bao giờ đánh thức một con cọp đang ngủ - Never wake a sleeping tiger" ngụ ý rằng đừng tạo ra những khó khăn không thể giải quyết được. Thế giới đã hơn một lần được chứng kiến khả năng chiến đấu anh dũng của quân đội Nhật Bản qua hai trận thế chiến vừa qua. Nhật Bản nay như một con cọp đang ngủ yên dưới chiếc chăn Hiến Pháp Hòa Bình, thì không nên đánh thức nó dậy. Thế nhưng sự hiểu biết của con người thì có hạn, mà lòng tham lại vô cùng. Ý muốn rồ dại của một vài lý thuyết gia ngông cuồng của TC muốn khôi phục một Đại Hán như thời cổ xưa có thể sẽ gục ngã dưới lưỡi kiếm của Nhật Bản hoặc bị các quốc gia Âu Tây, với văn minh và kỹ thuật vượt bực, đang chờ dịp để quay trở lại châu Á và xâu xé Hoa Lục một lần nữa như thời "Bát Quốc Liên Minh" ở đầu thế kỷ thứ 20 vừa qua.
Nguyễn Thứ Dân
(Đặc San Lâm Viên).

Liệu Tổng Thống Trump có trở thành độc tài? Nguyễn Quang Duy.


Chính trị nước Mỹ luôn ảnh hưởng đến chính trị thế giới và luôn ảnh hưởng mạnh đến chính trị Việt Nam.
Tổng Thống Trump người đứng đầu nước Mỹ lại liên tục thay đổi cách hành sử và thay đổi thành phần nhân sự trong chính quyền, đến độ có người cho rằng ông đã trở thành một nhà độc tài.
Thực hư thế nào về vai trò của Tổng Thống Mỹ, về hệ thống phân quyền và liệu Tổng Thống Trump có thể trở thành độc tài hay không?

Tổng thống Trump thắng cử…
Mỹ là một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, mọi công dân Mỹ có quyền tự do chính trị bao gồm quyền tự do tham gia mọi khuynh hướng, mọi đảng chính trị, quyền tự do ứng cử và bầu cử.
Để thắng cử ông Trump phải vượt trội 16 ứng cử viên đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton đại diện cho đảng Dân Chủ.
Ông Trump phải công khai tranh luận và minh bạch hầu như mọi quan điểm chính trị, mọi điều về cá nhân, về cá tính, mọi hứa hẹn và phải thuyết phục được dân Mỹ đi bầu và bầu cho đảng Cộng Hòa.
Không riêng ông Trump mọi ứng cử viên Tổng Thống Mỹ đều phải trải qua quá trình tuyển cử hết sức khắc khe để được dân Mỹ ban cho cơ hội đứng đầu nước Mỹ.
Nếu ông Trump không thỏa mãn nguyện vọng cử tri, người Mỹ sẽ tước dần quyền lực ông.
Bằng ngược lại người dân sẽ ban thêm cho ông quyền lực để ông trở thành một Tổng Thống mạnh thực hiện được các chính sách ông đề ra. Đó chính là hệ thống chính trị dân chủ kiểu Mỹ.

Tổng thống Trump điều hành hành pháp…
Hiến Pháp trao quyền hành pháp cho Tổng Thống, muốn điều hành tốt việc đầu tiên mọi tân Tổng Thống phải ổn định hành pháp.
Điển hình là cựu Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, đã công khai bất đồng với chính sách của ông Trump và đã xin từ chức vài tháng sau khi ông Trump nhậm chức.
Mỗi tân Tổng Thống cần đến vài ngàn các thành viên nội các, các chức vụ lãnh đạo hành chánh, các đại sứ để bổ nhiệm vào các chức vụ.
Những người được bổ nhiệm giữ vai trò chuyên môn, đồng thời với vai trò chính trị điều hành việc hành chánh, nên đều có thể được xem như các “chính trị gia”.
Muốn bổ nhiệm hay sa thải một thành viên chính quyền, Tổng Thống phải đưa ra và phải được Thượng Viện chấp thuận.
Nhiều người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vẫn chưa hết nhiệm kỳ hay được Tổng thống Trump lưu nhiệm.
Tổng Thống Mỹ có thể bổ nhiệm người có chuyên môn và khả năng không cùng chung đảng chính trị hay khuynh hướng chính trị, miễn là khi các vị được bổ nhiệm không đi ngược với chính sách quốc gia.
Các công chức Mỹ đều độc lập với chính trị. Họ lại có quyền từ chối thi hành công vụ nếu họ chứng minh công việc được giao mâu thuẫn với lợi ích cá nhân hay lợi ích công cộng (conflict of interest).
Mặc dù Chính quyền liên bang đảm nhận trách nhiệm rộng lớn hơn trong những lĩnh vực như y tế, giáo dục, phúc lợi, giao thông, gia cư và phát triển đô thị.
Các Chính quyền tiểu bang lại độc lập với chính quyền liên bang và lại là định chế có ảnh hưởng lớn nhất trên đời sống hằng ngày của người dân Mỹ.
Đa số các tiểu bang lại có một hệ thống hành pháp với nhiều thành viên của ngành hành pháp được người dân trực tiếp bầu lên.
Những vị dân cử này hoàn toàn độc lập với cả liên bang lẫn tiểu bang, họ không chịu sự kiềm chế hay chi phối của ngay cả Thống Đốc, và Thống Đốc cũng không thể bãi chức họ.
Vì thế Tổng thống Mỹ thường chỉ giữ vai trò chính yếu về mặt đối ngoại, quân sự và thương mãi quốc tế, vai trò đối nội được phân chia cho các dân cử thuộc chính phủ tiểu bang.
Muốn trở thành một Tổng Thống ở vị thế lãnh đạo mạnh một Tổng Thống không những cần thuyết phục cử tri Mỹ mà còn cần thuyết phục cả hệ thống hành chánh từ liên bang xuống đến tiểu bang.
Với cách phân quyền này quyền lực hành chánh sẽ không bao giờ có thể tập trung vào cá nhân Tổng Thống, ông ta không bao giờ có thể trở nên độc tài.

Quốc Hội Hoa Kỳ
Quốc Hội giữ vai trò kiểm tra và giám sát Tổng Thống và công việc Hành Pháp.
Ở Mỹ quyền lực Quốc Hội được chia sẻ giữa đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Một Tổng Thống Mỹ chỉ có thể được xem là một lãnh đạo mạnh khi đảng của ông nắm cả Lưỡng viện Quốc Hội.
Hệ Thống Chính Trị Mỹ lại cho phép các Dân Biểu và Nghị Sỹ Quốc Hội quyền công khai “bất đồng chính kiến” với Tổng Thống có cùng một đảng.
Điển hình là Cố Thượng nghị sĩ John McCain cùng đảng Cộng Hòa nhưng thường xuyên có quan điểm đối ngược với Tổng Thống Trump.
Vì thế mặc dầu đảng Cộng Hòa kiểm soát cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện như hiện nay, nhưng không phải mọi chính sách Tổng Thống Trump đưa ra đều được Quốc Hội thông qua.
Đầu năm nay mặc dù Hạ viện đã bỏ phiếu thuận 230-197 dự luật ngân quỹ cho năm 2018, nhưng lại không được thông qua ở Thượng viện với tỷ lệ 50-49.
Điều đáng nói là có năm đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật, trong khi đó lại có năm đảng viên Dân chủ ủng hộ thông qua.
Các Dân biểu hay Nghị sỹ thường có khuynh hướng thông qua ngân sách khi nhận thấy ngân sách có lợi cho Quận hay Tiểu bang mình đại diện.
Kết quả là đúng kỷ niệm 1 năm ông Trump nhậm chức ngày 20/8/2018 chính phủ Hoa Kỳ đã phải đóng cửa trong vòng 3 ngày. Hàng trăm ngàn nhân viên liên bang phải nghỉ phép không lương.
Chính phủ chỉ mở cửa lại khi đảng Cộng Hòa chấp nhận một số thương lượng để có đủ 60 Nghị Sỹ thông qua đạo luật về ngân sách.
Chính trị Hoa Kỳ là thế !!!
Ngược lại trong trò chơi chính trị Tổng Thống Trump nhiều lần “đe dọa” sẵn sàng chấp nhận việc chính phủ đóng cửa để Quốc Hội phải đồng ý thông qua ngân sách.

Truất phế Tổng Thống
Quốc Hội còn nắm giữ đặc quyền luận tội và truất phế Tổng Thống.
Thủ tục luận tội khá dễ dàng chỉ cần một dân biểu đưa cáo trạng cho Ủy ban tư pháp Hạ viện. Nếu được đa số ủy viên của Ủy ban tư pháp đồng ý, quyết định sẽ đưa ra Hạ viện biểu quyết.
Khi đa số Hạ viện đồng ý truất phế, một ủy ban truất phế được thành lập để đưa quyết định lên Thượng viện.
Thượng viện sẽ mở một phiên tòa và nếu 2/3 Thượng Nghị Sỹ đồng ý thì thủ tục truất phế sẽ được tiến hành.
Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton đã bị Hạ Viện luận tội nhưng không ai bị Thượng Viện truất phế. Còn Tổng Thống Richard Nixon xin từ chức trước khi bị Hạ Viện luận tội.
Bất cứ điều gì Tổng Thống Trump đã, đang và sẽ làm nếu vi phạm luật pháp Hoa Kỳ đều có thể bị Hạ Viện mang ra luận tội. Và nếu đảng Cộng Hòa không còn chiếm đa số ở Hạ viện và đa số trong Ủy ban tư pháp Hạ viện như hiện nay thì việc luận tội Tổng Thống Trump nhiều cơ hội sẽ có thể xảy ra.
Chính trị Hoa Kỳ cũng là thế!!!
Trò chơi chính trị là con dao hai lưỡi ngay cả khi ông Trump bị Hạ Viện luận tội mà cử tri vẫn yêu mến và ủng hộ ông thì sẽ ảnh hưởng rất nặng đến uy tín của đảng Dân Chủ.
Bởi thế việc đe dọa đưa Tổng Thống ra luận tội thường được đem ra hù dọa làm mất uy tín chính trị nhau hơn là thực sự xảy ra.
Điểm tích cực là các Tổng Thống luôn cân nhắc mọi quyết định trong công vụ để không xảy ra lạm quyền như Tổng thống Andrew Johnson hay bê bối như Tổng Thống Richard Nixon và Tổng thống Bill Clinton.

Tư Pháp và Tối Cao Pháp Viện
Tối Cao Pháp Viện giữ quyền lực cao nhất về tư pháp trong Chính phủ Hoa Kỳ, có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, tuyên bố các đạo luật liên bang, đạo luật tiểu bang là vi hiến, hoặc tuyên bố các hoạt động của hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.
Tối cao Pháp Viện gồm chín thẩm phán được bổ nhiệm trọn đời bởi Tổng Thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một thẩm phán được bầu làm chánh án. Chánh án John Roberts và 4 thẩm phán khác thuộc cánh bảo thủ ủng hộ đường lối của ông Trump.
Trong trường hợp Tổng Thống bị Quốc Hội luận tội và truất phế, Chánh án Tối cao Pháp Viện sẽ là Chủ tịch ủy ban truất phế.
Tổng thống Trump trong vòng chưa tới 2 năm đã bổ nhiệm được hai thẩm phán là các ông Neil Gorsuch và ông Brett Kavanaugh.
Việc thẩm phán Brett Kavanaugh được Quốc Hội chấp nhận là 1 thắng lợi lớn giúp ông Trump vận động các cử tri bảo thủ tích cực đi bầu và bầu cho các ứng cử viên đảng Cộng Hòa trong kỳ bầu cử giữa kỳ vào ngày 6 tháng 11 sắp tới.

Vận Động Hành Lang
Tại Hoa Kỳ việc vận động nhằm ảnh hưởng các chính sách của chính phủ là việc làm công khai và hợp pháp.
Điển hình là chính sách trừng phạt thương mãi một số công ty sẽ được hưởng lợi trong khi nhiều công ty khác bị thiệt hại. Các công ty bị thiệt hại sẽ tìm cách vận động hành lang để giảm thiểu thiệt hại cho công ty mình.
Chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung có lợi cho một số tiểu bang nhưng lại bất lợi cho một số tiểu bang khác, nhất là các tiểu bang sản xuất và xuất cảng nông nghiệp và các tiểu bang có hải cảng trực tiếp xuất nhập cảng.
Tổng Thống Trump sử dụng 2 đạo luật có sẵn trong việc trừng phạt thương mãi Bắc Kinh.
Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act 1962) về an ninh quốc gia; và Mục 301 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Trade Act 1974) về trả đũa những hành vi thương mại không công bằng của nước khác.
Nếu đảng Dân Chủ kiểm soát được Quốc Hội, họ có thể ra những đạo luật mới để giới hạn khả năng trừng phạt thương mãi của Tổng Thống Trump.
Vì thế không lạ gì khi các công ty bị thiệt hại do chiến tranh thương mãi (và có thể cả nước ngoài) đang đổ tiền tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu và nghị sỹ mà họ tin rằng khi thắng cử sẽ có thể xoay chuyển thế cờ giới hạn quyền hạn của Tổng Thống Trump.

Đệ Tứ Quyền
Chính Phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có cơ quan truyền thông riêng. Các cơ quan truyền thông như VOA, RFA,… nhận ngân sách chính phủ nhưng đều là các cơ quan truyền thông độc lập. Các cơ quan truyền thông khác đều là cơ quan truyền thông tư nhân.
Chi phí nặng nhất trong việc tranh cử là chi phí truyền thông quảng cáo. Ứng cử viên nào vận động được nhiều tài trợ thì có nhiều tiền để quảng cáo tranh cử và nhiều cơ hội hơn để thắng cử.
Tổng Thống Trump lại có một “lịch sử” khác thường là khi ra tranh cử không chịu chi tiền quảng cáo và thường xuyên “đối chọi” với truyền thông.
Đương nhiên cách hành sử của ông Trump càng “khiêu khích” giới truyền thông để ý đến ông và tìm mọi cách để giảm thiểu quyền lực của ông.

Thế lãnh đạo mạnh
Nói tóm lại quyền lực của Tổng Thống Mỹ do cử tri ban cho và nếu họ không thực hiện lời họ đã hứa thì cử tri sẽ lấy lại nên không Tổng Thống nào có thể trở nên độc tài.
Tổng Thống Trump đã thực hiện được hầu hết những điều ông hứa khi ra tranh cử như cắt giảm thuế, tạo thêm công ăn việc làm, giúp tăng lương, tiêu diệt khủng bố ISIS, trừng phạt thương mãi Bắc Kinh, bảo vệ Biển Đông.
Những điều ông không làm được là do quyền lực của ông bị Quốc Hội giới hạn.
Tổng Thống Trump thực hiện được các điều ông đã hứa một phần là nhờ bản tính cương quyết và cứng rắn nhưng khôn khéo trong việc đàm phán chính trị và ngoại giao.
Phần khác là nhờ Tổng Thống Trump lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế mạnh khi cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện đều do đảng Cộng Hòa nắm giữ và Tối Cao Pháp Viện nay thuộc cánh bảo thủ.
Liệu Tổng Thống Trump có còn tiếp tục lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế mạnh hoàn toàn tùy thuộc và cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 06/11/2018 sắp tới đây.
Có giữ được thế lãnh đạo mạnh Tổng Thống Trump mới có thể tiếp tục bao vây Trung Quốc về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và ý thức hệ.
Có thay đổi được ý thức hệ của tầng lớp lãnh đạo Bắc Kinh mới mong tránh khỏi việc thị trường thương mãi bị bóp méo, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân, bành trướng tại Biển Đông và ra thế giới.
Đồng thời thế giới sẽ có tự do, dân chủ và nhân quyền hơn.
Cử tri Mỹ sẽ quyết định tương lai nước Mỹ và tương lai thế giới trong cuộc bầu cử sắp tới.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/10/2018

Mỹ rút khỏi Liên minh bưu chính thế giới (UPU) – CÁI TÁT VÀO MẶT TRUNG QUỐC

Từ đây về sau nước Mỹ không nên cho ưu đãi ban tặng Tàu Cộng được hưởng qui chế/phúc lợi "QG nghèo", mà phải đóng giá "cường quốc giàu" mới công bằng. Hãy xiết mọi trợ giúp, thắt hầu bao đối với Tàu Cộng tối đa. Xứ Tàu cần học khôn khéo và lễ độ. VHLA.
-----------------------------------------------------------------------------------
Mỹ rút khỏi Liên minh bưu chính thế giới (UPU) – CÁI TÁT VÀO MẶT TRUNG QUỐC

Liên minh bưu chính thế giới (UPU) là một tổ chức Quy Ước bưu chính lâu đời, gây bất lợi cho kinh tế Mỹ.
Chuyện dễ hiểu là UPU ra đời cách đây hơn 144 năm nhằm ưu đãi những nước nghèo, lạc hậu gửi bưu chính tới các nước văn minh với giá rẽ bèo – tuy nhiên Trung Quốc bây giờ KHÔNG còn là nước nghèo, lạc hậu nữa nhưng vẫn sử dụng quy chế cách đây 144 năm để có lợi cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ.
Hiện nay một bưu kiện Trung Quốc gửi sang Mỹ dưới 1 lbs chỉ có 5 cents/gói (hơn 1.000 đồng VN), ngược lại dân Mỹ gửi hàng sang Trung Quốc phải tốn 16.75 USD (392.000 VN)!
Nhân viên US Postal xếp bưu kiện lên xe tải tại một trung tâm vận chuyển và phân phối. Nhận thấy thời đại 144 năm đã qua và Trung Quốc không còn là nước nghèo và lạc hậu nữa để được ưu đãi bưu chính – T.T Trump tuyên bố rút khỏi UPU và sau này Trung Quốc muốn gửi hàng sang Mỹ thì cũng phải chịu đồng giá với người dân Mỹ.
Mỹ ngày 18/10 tuyên bố rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, do chính sách áp phí vận chuyển thấp dành cho các nước đang phát triển. Một số thành viên UPU như Trung Quốc đang tận dụng điều này để đưa số lượng rất lớn hàng hóa vào thị trường Mỹ, gây bất lợi cho các doanh nghiệp sở tại, theo SCMP.
“Hệ thống cước đầu cuối của UPU bị một số quốc gia lợi dụng”, Phó chủ tịch Trung tâm Điều phối toàn cầu của Phòng Thương mại Mỹ Sean Heather khẳng định. “Các công ty Mỹ không nên trả cho dịch vụ giao hàng trọn gói trong nội địa Mỹ khoản phí nhiều hơn những gì mà US Postal thu đối với các kiện hàng từ nước ngoài”.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy căng thẳng trong quan hệ của Washington và Bắc Kinh vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại. Việc rút khỏi UPU cho phép Mỹ xây dựng biểu phí dịch vụ bưu chính riêng đối với các đơn vận chuyển quốc tế.
“Tổng thống chấp thuận đề nghị của Bộ Ngoại giao về việc áp dụng mức phí tự xây dựng cho khoản cước đầu cuối và thực hiện sớm nhất có thể, không muộn hơn ngày 1/1/2020”, thông cáo của Nhà Trắng cho biết.
Tổng giám đốc UPU Bishar A. Hussein “lấy làm tiếc” trước quyết định của chính quyền Trump và sẽ tìm cách gặp các quan chức chính phủ Mỹ để thảo luận thêm. “UPU cam kết đạt được mục tiêu cao nhất trong hợp tác quốc tế bằng cách làm việc với tất cả 192 quốc gia thành viên nhằm đảm bảo hiệp ước phục vụ mọi người tốt nhất”, Hussein nói.
Trong năm 2020, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có các cuộc hội đàm song phương và đa phương với các nước thành viên UPU nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ thống tổ chức. Trong trường hợp các vấn đề mà Mỹ quan tâm được giải quyết, nước này có thể không rút khỏi UPU.
“Nếu các cuộc đàm phán thành công, chính quyền Mỹ sẽ thông báo hủy bỏ việc rút lui và tiếp tục ở lại UPU”, theo thông cáo của Nhà Trắng. Công ước của UPU quy định đề xuất rút khỏi liên minh này của một thành viên sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ thời điểm đề xuất được công bố.
Khi Mỹ rút khỏi Bưu Chính UPU thì các doanh nghiệp Trung Quốc muốn bán hàng sang Mỹ qua ngã Ebay hay Amazon thì sẽ gặp khó khăn vì không thể nâng món hàng rẽ tiền bằng với giá món hàng ở Mỹ được.
Theo các chuyên gia ước lượng thì sau khi Mỹ rút lui khỏi UPU thì Trung Quốc sẽ gánh chịu thêm hằng tỷ mỗi năm cho các kiện hàng bưu chính gửi sang Mỹ – Đồng thời các doanh nghiệp bán lẽ của Trung Quốc trên Ebay, Amazon, Alibaba hoặc các trang mạng bán đồ online sang Mỹ xem như phá sản.
Ngày tàn của TC đang đến?
Tổng hợp
----------------------------------------------------------------------------------
Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) là một tổ chức Quy Ước Bưu chính lâu đời, gây bất lợi cho kinh tế Mỹ.

Chuyện dễ hiểu là UPU ra đời cách đây hơn 144 năm, nhằm ưu đãi những nước nghèo, lạc hậu, gửi Bưu chính tới các nước văn minh với giá rẽ bèo - tuy nhiên TC bây giờ KHÔNG còn là nước nghèo, lạc hậu nữa, nhưng vẫn sử dụng quy chế cách đây 144 năm, để có lợi cho hàng hóa xuất cảng sang Mỹ.
Hiện nay một bưu kiện TC gửi sang Mỹ dưới 1 lbs chỉ có 5 cents/gói (hơn 1.000 đồng VN), ngược lại dân Mỹ gửi hàng sang TC phải tốn 16.75 USD (392.000 VN)!
Nhận thấy thời đại 144 năm đã qua, và TC không còn là nước nghèo và lạc hậu nữa để được ưu đãi Bưu chính - TT Trump tuyên bố rút khỏi UPU, và sau này TC muốn gửi hàng sang Mỹ thì cũng phải chịu đồng giá với người dân Mỹ.
Khi Mỹ rút khỏi Bưu Chính UPU, các Doanh nghiệp TC muốn bán hàng sang Mỹ qua ngã Ebay, hay Amazon, sẽ gặp khó khăn, vì không thể nâng món hàng rẽ tiền bằng với giá món hàng ở Mỹ được.
Theo các Chuyên gia ước lượng: Sau khi Mỹ rút lui khỏi UPU, TC sẽ gánh chịu thêm hằng tỷ mỗi năm cho các kiện hàng Bưu chính gửi sang Mỹ - Đồng thời các Doanh nghiệp bán lẽ của TC trên Ebay, Amazon, Alibaba, hoặc các trang mạng bán đồ online sang Mỹ xem như phá sản luôn.
( theo Facebook Nguyễn Thùy Trang.)
----------------------------------------------------------------------------------
Mỹ giáng thêm đòn vào Trung Quốc, tuyên bố rút khỏi Liên minh bưu chính thế giới (UPU)
Cách Thủy

Nếu Mỹ rút khỏi Liên minh bưu chính thế giới (UPU), thì phí vận chuyển các kiện hàng qua đường bưu chính từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ tăng lên đáng kể. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà bán lẻ của Trung Quốc (trên các mạng như Ebay, Amazon hay Alibaba), lâu nay vốn được hưởng lợi do lợi thế từ những quy định của UPU.
<< Cước phí vận chuyển bưu kiện từ Trung Quốc qua Mỹ đang rẻ hơn hàng trăm lần so với chiều ngược lại. Và Mỹ không muốn điều này tiếp diễn (ảnh minh họa)
Ngày 18/10/1018, Mỹ tuyên bố rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, với lý do chính sách áp phí vận chuyển thấp dành cho các nước "đang phát triển" gây hại cho Mỹ.
Mỹ cho rằng một số quốc gia thành viên của UPU - như Trung Quốc, đang tận dụng điều này để đưa số lượng rất lớn hàng hóa vào thị trường Mỹ, gây bất lợi và bất bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ.
Phó chủ tịch Trung tâm Điều phối toàn cầu của Phòng Thương mại Mỹ Sean Heather nói: "Hệ thống cước đầu cuối của UPU bị một số quốc gia lợi dụng. Các công ty Mỹ không nên trả cho dịch vụ giao hàng trọn gói trong nội địa Mỹ khoản phí nhiều hơn những gì mà US Postal thu đối với các kiện hàng từ nước ngoài".
Việc rút khỏi UPU sẽ cho phép Mỹ chủ động xây dựng biểu phí dịch vụ bưu chính riêng đối với các đơn vận chuyển quốc tế mà không còn phụ thuộc vào một tổ chức quốc tế mà mình từng sáng lập và tham gia suốt hàng thế kỷ qua là UPU.
Tuy nhiên, thời gian sớm nhất để Mỹ có thể chính thức rút khỏi UPU sẽ không trước ngày 1/1/2020, do các thủ tục và còn chờ vào kết quả làm việc giữa Mỹ và UPU.
Tổng giám đốc UPU, ông Bishar A. Hussein tuyên bố "lấy làm tiếc" trước quyết định của Mỹ và bày tỏ mong muốn UPU sẽ làm việc với chính phủ Mỹ để thảo luận thêm.
"UPU cam kết đạt được mục tiêu cao nhất trong hợp tác quốc tế bằng cách làm việc với tất cả 192 quốc gia thành viên nhằm đảm bảo hiệp ước phục vụ mọi người tốt nhất", ông Hussein nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói sẽ có các cuộc hội đàm song phương và đa phương với các nước thành viên UPU nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ thống tổ chức. Trong trường hợp các vấn đề mà Mỹ quan tâm được giải quyết, nước này có thể sẽ không rút khỏi UPU.
Liên minh bưu chính thế giới (UPU) ra đời cách nay đã 144 năm, với chính sách có phần ưu tiên hơn cho các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển ("đang phát triển"). Chẳng hạn như hiện nay, phí vận chuyển một bưu kiện từ Trung Quốc gửi sang Mỹ dưới 1 lbs có giá là 5 cents/gói (khoảng hơn 1.000 đồng VN). Ngược lại, cũng gói hàng đó nếu gửi từ Mỹ sang Trung Quốc sẽ phải trả phí cao gấp hàng trăm lần: 16.75 USD (khoảng 390.000 đồng VN).
Mỹ cho rằng Trung Quốc hiện nay hoàn toàn không còn là một nước nghèo nữa, và không có lý do gì để tiếp tục được hưởng những lợi thế có phần lạc hậu như vậy nữa.
Theo các chuyên gia, nếu Mỹ rút lui khỏi UPU, Trung Quốc sẽ gánh chịu thêm hàng tỷ USD phí vận chuyển kiện hàng bưu chính. Điều này sẽ làm giá hàng hóa (bán lẻ, vận chuyển theo hình thức bưu kiện) tăng lên đáng kể, giảm sức cạnh tranh.
Tuyên bố rút khỏi UPU của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang áp thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa của nhau, trong cuộc chiến thương mại do tổng thống Mỹ Donald Trump đi nước tiên từ tháng 7/2018. Khi đó, như thường lệ, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã cười chúm chím và nói rằng Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ một cách tương xứng. Đừng có hù dọa Trung Quốc.
Chỉ trong vòng 6 tháng qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tiếp có hành động gây chấn động, khi tuyên bố đưa nước Mỹ rút khỏi nhiều tổ chức quốc tế, hiệp định quốc tế - vốn đã hình thành và vận hành hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ qua.
Đối với Trung Quốc, ông Trump đã tung những cú đánh mạnh trong lĩnh vực thương mại, và gần đây còn lan sang các lĩnh vực khác như: quân sự, chính trị, bưu chính ... gây cho nền kinh tế Trung Quốc những tổn thất nặng nề. Việc này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến thời điểm hoàn tất "Giấc mộng Trung Hoa" - vươn lên làm bá chủ thế giới - và ung dung ngồi ngai vàng không giới hạn nhiệm kỳ - của thủ lãnh cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chuyện chưa kết, chờ hồi sau sẽ rõ hơn.
VHLA